Quy trình hàn gang

Hàn sửa chữa vết nứt trên chi tiết bằng vật liệu gang theo các bước sau:

1. Nhiều khi rất khó phát hiện vết nứt bằng mắt thường. Có thể xác định vùng vết nứt  bằng cách sử dụng chất thấm màu hoặc lau vùng có vết nứt bằng dầu hỏa rồi bôi phấn lên toàn bộ vết nứt. Dầu hỏa sẽ thẩm thấu phấn giúp ta nhận biết độ dài thực sự của vết nứt.

2. Khoan lỗ đường kính khoảng 3 mm ở cuối vết nứt.

3. Làm sạch và mài ở mỗi đầu vết nứt khoảng 50mm để ngăn chặn vết nứt phát triển thêm. Nếu sử dụng máy mài, nung mép vát bằng ngọn lửa oxy để đốt cháy cacbon trước khi hàn

4. Mài, bào, vát mép vết nứt. Có thể sử dụng mỏ cắt gas hoặc thổi mối hàn bằng hồ quang để gia nhiệt trước khi hàn. Phải đảm bảo vát mép hoặc cắt đủ sâu đến đáy của vết nứt.. Ở tiết diện có độ dày hơn 5 mm, vát mép sao cho chân của mối ghép rộng từ 3 đến 5mm. Nếu vết nứt kéo dài qua tiết diện, hãy để khoảng hở 3 mm và khoảng cắt rãnh 1,6 mm.

5. Gia nhiệt từ từ toàn bộ chi tiết và làm sạch đều dầu mỡ và chất bẩn trên bề mặt
  • Nhiệt độ gia nhiệt thấp nhất là 500°C nhưng không được quá 1200°C    
  • Duy trì nhiệt độ từ lúc băt đầu đến lúc kết thúc
  • Gia nhiệt toàn bộ chi tiết chứ không chỉ tập trung vào vùng hàn
6. Hàn gang với dòng hàn thấp để có độ ngấu tối thiểu
Hàn đoạn ngắn từ 30 đến 75 mm để hạn chế tích lũy nhiệt. Dùng đầu búa gõ mối hàn để giảm ứng suất trong mối hàn. Tiếp theo, gõ búa vào khu vực có vết nứt – Không duy trì gia nhiệt trên cùng một khu vực. 

7. Làm nguội thật chậm, nên dùng lò làm nguội. Tốc độ nguội khoảng 50°C sau mỗi giờ cho đến khi nhiệt độ chi tiết giảm tới nhiệt độ phòng. Có thể vùi chi tiết trong cát, hoặc bọc chi tiết trong chăn chống cháy để giảm tốc độ nguội tối đa.

Hotline tư vấn kỹ thuật: 0989 62 3858

Email: info@ararat.vn - Phone: 024 6650 7292