Vật liệu hàn đắp cứng trục ép của máy ép củi trấu

HỎI:
Doanh nghiệp gia đình chúng tôi sản xuất củi trấu. Chúng tôi sử dụng một số máy ép đóng bánh bằng trục ép xoắn. Vật liệu ép là trấu và mùn cưa. Trục làm việc tại lực ép rất lớn và do ma sát cực lớn tại nhiệt độ cao (chừng khoảng 300C) nên trục rất nhanh mòn. Cứ khoảng 1-2 ngày lại phải tháo máy để thay trục khác. Trước đây chúng tôi sử dụng que hàn mangan của Việt Đức nhưng không kéo dài được thời gian làm việc như mong muốn. Xin quý công ty tư vấn loại vật liệu và biện pháp kỹ thuật nào có thể tăng thời gian làm việc của trục ép máy ép củi như tôi đã trình bày ở trên.Xin cảm ơn và chúc quý công ty phát đạt.

From: trancuong71@gmail.com
 
TRẢ LỜI:
Về vấn đề anh hỏi, trên thực tế chúng tôi đã tư vấn cho nhiều đơn vị, cá nhân sản xuất máy ép củi trấu. Anh có thể sử dụng các loại que hàn sau:
 
1. Sử dụng que hàn HV-750 của hãng Nikko.  Khả năng chịu mòn có được chủ yếu  là do thành phần crôm cacbit hình thành ở mối hàn đắp. Kim loại que hàn sau khi hàn đắp có khả năng chịu mòn ở nhiệt độ cao đến 650ºC

Thành phần các hợp kim chính trong kim loại mối hàn gồm: C = 3,2%; Mn =1,9%; Cr = 25%. Kim loại mối hàn đạt được độ cứng từ 54 -5 HRC với lớp hàn thứ 2; lớp hàn thứ 3 đạt độ cứng 56-62 HRC

2. Sử dụng que hàn NS SUGAR. Mối hàn có crom cacbit linh hoạt phức tạp cho khả năng chịu mòn do ma sát rất tốt. Độ cứng đạt được từ 56 – 62 HRC với lớp hàn thứ 2, và có thể đạt 66 HRC với lớp hàn thứ 3.  Khả năng chịu mòn của NS SUGAR tốt hơn so với HV-750 nhưng đơn giá cũng cao hơn( hơn 2 lần).

Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp phun bột Vonfram cacbit để đạt độ cứng và khả năng chịu mài mòn cao hơn so với biện pháp dùng que hàn ở trên. 

Hotline tư vấn kỹ thuật: 0989 62 3858

Email: info@ararat.vn - Phone: 024 6650 7292